Đam Mê Bảy Màu Group


Chào mừng đến với Guppy Bình Thạnh Group
Bài gửi sau cùng
Bài gửiNgười gửiThời gian
[�] Chế lọc vi sinh ( nguồn : diễn đàn cá cảnh ) Tue Jul 29, 2014 12:48 pm
[�] Sắp quay trở lại với nhiều dòng cá đã thất truyền Sun Sep 01, 2013 12:01 am
[�] Bán cá dumbo thái ở lạc long quân F11, Quận tân bình TP.HCM Mon Aug 19, 2013 10:46 am
[�] BÁN CÁ BETTA RỒNG GOLD Ở LẠC LONG QUÂN F11, Q.TÂN BÌNH, TP.HCM. Thu Jun 13, 2013 9:29 am
[�] bán cá rồng đen 2,5 tháng ở địa chỉ 911/52 lạc long quân F11, Q.Tân Bình, TP.HCm Fri Jun 07, 2013 10:01 am
[�] HCM BÌNH THẠNH BÁN CÁC DÒNG CÁ BẢY MÀU by PasHuy Sun Feb 03, 2013 8:36 pm
[�] HN- Bán ít 7m giống để gom cá lại cho mùa đông lạnh giá Sat Nov 10, 2012 11:38 pm
[�] Thanh lí cá bảy màu thái lan dòng mới Yellow Tuxedo Rb Sun Nov 04, 2012 2:15 pm
[�] Điểm danh Đam Mê Bảy Màu Fri Nov 02, 2012 8:19 pm
[�] Kinh nghiệm duy trì cá qua khỏi mùa lạnh bằng cách đo pH và nhận biết bệnh Fri Nov 02, 2012 8:14 pm
[�] Thanh lí cơ sở nuôi cá , gồm hồ và cá , giá rẻ ,có khuyến mãi Tue Oct 23, 2012 10:01 am
[�] Những dòng cá tôi yêu thương nhất ( không thể cưỡng lại được ) Sun Oct 07, 2012 6:21 pm

You are not connected. Please login or register

Cách làm trùng cỏ cho cá

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1Cách làm trùng cỏ cho cá  Empty Cách làm trùng cỏ cho cá Wed Aug 17, 2011 4:16 pm

NiBinz

NiBinz

Trùng cỏ là gì ? Định nghĩa trùng cỏ

1.
(Infusoria), lớp động vật nguyên sinh, sống ở nước, đất ẩm và một số
sống kí sinh. Có hai phân lớp là Trùng tiêm mao (Ciliata) và Trùng lông
hút (Suctoria). Có hơn 1.100 chi, với khoảng 7 nghìn loài. Cơ thể rất
phong phú về hình dạng, kích thước từ hàng chục đến hàng trăm micromét.
Ngoại chất phân hoá phức tạp. Có nhiều tiêm mao (cilium) phủ trên cơ
thể. Có hiện tượng sinh sản xen kẽ thế hệ: sinh sản hữu tính bằng tiếp
hợp và sinh sản vô tính bằng phân cắt cơ thể. Quá trình tiếp hợp tạo nên
nhân kết hợp (sycaryon), đó chính là hình thức của thụ tinh có thể so
sánh với thụ tinh chéo ở động vật đa bào, có ý nghĩa quan trọng trong di
truyền học.

2. (Paramoecium; tk. trùng đế giày), một chi của bộ
Đồng mao (Holotricha), phân lớp Trùng tiêm mao (Ciliata), lớp Trùng cỏ
(Infusoria), ngành Động vật nguyên sinh (Protozoa). Một số đại diện sống
trong đất ẩm, phần lớn sống ở các thuỷ vực nước ngọt, đặc biệt ưa thích
sống ở các vũng nước tù hãm, bẩn, có nhiều thực vật thuỷ sinh và xác bã
thực vật đang phân huỷ, một số sống kí sinh. TC có dạng đế giày, cơ thể
dài 60 - 300 mm, phủ tiêm mao, khi các tiêm mao rung động sẽ tạo nên sự
chuyển động rất nhanh. Sinh sản vô tính bằng cách cắt đôi cơ thể và
sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp. Có hai không bào co bóp để điều hoà áp
suất thẩm thấu, thức ăn lấy vào qua bào khẩu, bào hầu và được tiêu hoá
trong không bào tiêu hóa. Có 2 nhân; nhân lớn giàu ADN, có hàng trăm có
khi hàng nghìn bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội có chức năng dinh dưỡng; nhân
bé làm nhiệm vụ sinh sản. Ở Việt Nam có khoảng 15 loài. Một số loài kí
sinh có tác hại lớn đến nghề nuôi cá như TC cá (Ichthyopthrius
multifilis) kí sinh gây bệnh ở mang, da cá mè, cá chép, cá diếc, cá
vược...; trùng ống xiêm (Chilodon cyprini) kí sinh ở mang và da cá mè
trắng, rô phi, trắm cỏ, nhất là cá bột, làm cá gầy yếu và chết; TC
Balantidium coli sống ở ruột già người, lợn, khỉ tạo nên mụn gây đi
ngoài, bệnh rất khó chữa, v...v.


_ Cách ươm trùng cỏ đơn giản tại nhà


Như
đã nói ở trên, trùng cỏ có mặt ở rất nhiều nơi như : ao, hồ, sông suối
và có cả ở cống rãnh ....Vì vậy chúng ta muốn ươm nuôi trùng cỏ trước
hết cần phải có con giống.

Cách lấy con giống : lấy mẫu nước ao, hồ, sông suối... hoặc xin những ai có nguồn trùng cỏ giống sẵn là tốt nhất .


Cách làm trùng cỏ cho cá  UpNhAnHdotC0M2008101829142odu5mgi4ow39586
Anh Quifish đang tìm kiếm trùng cỏ "trùng cỏ ơi ! Mày ở đâu" :lol: :lol:


+ Cách thực hiện làm trùng cỏ :


Thành phần, nguyên liệu chính :

Trùng cỏ giống (khoảng 1 ly nước là ổn)

Xà lách (xà lách dập ngoài chợ nhiều lắm không cần phải mua . :lol: )

1 cái xô hay thau dùng chứa nước (khoảng 4 - 5l là đủ dùng)

Cuối cùng là nước :mrgreen: :mrgreen:

Cách thực hiện :


Cho
vào xô hay thau có chứa nước đã khử clo (tốt nhất là dùng nước cũ đã để
qua đêm) 1 ly nước có chứa trùng cỏ giống. Sau đó xà lách chúng ta bóp
cho mềm (không bóp cũng ko sao :mrgreen: ) rồi cho vào xô (khoảng 3 lá
cho 4 -5 l nước)

--> Không nên cho quá ít (chậm quá trình) hay cho quá nhiều xà lách (sinh ra vi khuẩn nhiều không tốt, dễ tạo mùi hôi thối)

Để nơi thoáng mát (không cần thiết phải có ánh sáng trực tiếp) trong khoảng 2 - 3 ngày là có thể sử dụng tốt.

Các vấn đề phát sinh khi thực hiện :

Trong quá trình thực hiện sẽ xảy ra 1 số hiện tượng như sau :

Thứ 1 :

+ Khi cho xà lách vào trong 24 tiếng nếu như nguồn trùng cỏ của chúng ta tốt và nhiều thì sẽ phân hủy hầu như 70% lá xà lách

+
Đến ngày thứ 2 thì lượng xà lách đã bị phân hủy nhanh chóng gần như
hoàn toàn , lúc này là lúc tốt nhất chúng ta bắt đầu tiến hành cho cá
bột ăn (chỉ cho ăn khi thấy lá xà lách bị phân hủy nhiều và nước không
có mùi hôi thối)

Thứ 2 :

+ Khi cho xà lách vào trong 24 tiếng nếu như nguồn trùng cỏ của chúng ta không có hoặc ít thì sẽ không thấy hiện tượng gì xảy ra

++
Nếu trùng cỏ ít thì đến 24 giờ sau sẽ bắt đầu thấy phân hủy lá xà lách
(nhiều hay ít phụ thuộc vào lượng trùng cỏ có trong nước). Lúc này nước
vẫn còn hơi trong và mùi hơi hăng chút ít .Đặc biệt là không có mùi hôi
thối.

++ Nếu trùng cỏ không có hoặc quá ít thì đến giờ thứ 36
chúng ta bắt đầu thấy xà lách phân hủy, đi kèm với hiện tượng phân hủy
bắt đầu xuất hiện váng (màng mỏng trên mặt nước) .Lúc này cả trùng cỏ
(có thể không có) và vi khuẩn bắt đầu phát triển mạnh ,nếu chỉ có vi
khuẩn thì sẽ tạo ra mùi hôi thối.

+ Qua ngày thứ 3 mùi hôi thối
có thể hết hoặc còn nhiều hơn .Lúc này chúng ta nên chuẩn bị làm lại thì
tốt hơn. Khi cho cá bột ăn nếu dùng nguồn nước này nguy cơ nhiễm bệnh
chết là rất cao.


Cơ chế và giải thích cơ chế :


Trong
trường hợp thứ 1 : Trùng cỏ giống tốt nên khi cho xà lách vào, trùng cỏ
sẽ tấn công ngay (chât hữu cơ) làm cho lá xà lách bị phân hủy nhanh
chóng, khi nhận thấy lượng xà lách tan gần hết chính là lúc mật độ trùng
cỏ đang đông có thể làm thức ăn cho cá bột.

Trong trường hợp thứ
2 : Nếu trùng cỏ quá ít (Rất ít) thì chúng ko thể phân hủy hết lượng
chất hữu cơ (3 lá xà lách) trong thời gian ngắn nên vi khuẩn sẽ đồng
thời sử dụng chất hữu cơ đó. Khi vi khuẩn bắt đầu tăng sinh thì chúng
chiếm rất nhiều dinh dưỡng và háo khí (lấy oxi) đồng thời chúng sinh khí
rất mạnh (H2S, CH4 ...) làm cho nguồn nước có mùi hôi thối. Nếu chúng
ta để qua 3 -4 ngày khi lượng chất hữu cơ hết thì Vii khuẩn sẽ bị trùng
cỏ tấn công và lúc đó sẽ nhẹ mùi hơn .Tuy nhiên chúng ta không nên sử
dụng nguồn trùng cỏ có quá nhiều vi khuẩn như vậy vì nó tăng cao nguy cơ
nhiễm bệnh cho cá con.


Thành quả :

Sau
2- 3 ngày chúng ta thấy trong xô sẽ có 1 số xơ lá xà lách còn xót lại,
nước vẫn khá trong và không có mùi (có thể có mùi hăng hăng ) lúc này có
thể đem vào sử dụng tốt.


Sử dụng :

Tùy
vào diện tích hồ mà chúng ta chia làm nhiều lần cho ăn trong ngày . Ví
dụ như dùng 1 ly nước cho hồ 1m chẳng hạn. 1 ngày cho ăn 3-5 lần là
được.


Kết luận :

Cách
làm trùng cỏ không khó nhưng chúng ta làm ra đúng thời điểm cho cá con
vừa bơi ngang được ăn thì không phải ai cũng làm được, cách tốt nhất là
lúc nào ta cũng nên có 1 xô trùng cỏ làm giống tại nơi nuôi cá của mình
là tốt nhất.

Chúc các bạn thành công !

Nguồn : www.betta.ketviet.com

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

 

Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất